Các nghề đào tạo của Khoa Cơ khí Chế tạo:
1. Nghề Cắt gọt kim loại
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề , Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề có trình độ tương đương khu vực Asean, tiếp cận Quốc tế. Sau khi học xong người học có khả năng:
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về chuyên ngành cắt gọt kim loại: Biến dạng của vật liệu, sự tạo thành phoi, lẹo dao, lực cắt, nhiệt cắt, lượng dư gia công, độ chính xác gia công, chuẩn, đồ gá, thiết kế qui trình công nghệ … phục vụ cho quá trình làm việc.
- Đọc và vẽ được các bản vẽ (BV) chuyên ngành: BV chi tiết, BV lắp, BV công nghệ… theo phươg pháp A hoặc E.
- Sử dụng thành thạo và đo được các chi tiết trên các dụng cụ đo cơ bản của nghề: Thước cặp, Panme, đồng hồ so .. và trên máy đo toạ độ.
- Sử dụng được các Máy gia công kim loại như: Máy tiện, Phay, Bào, Mài, Khoan… vạn năng cũng như các Máy điều chỉnh chương trình số Tiện CNC, Phay CNC và các trung tâm gia công :Tiện, Phay CNC; Máy gia công tia lửa điện, Máy đo tọa độ…
- Gia công được các sản phẩm đặc trưng của nghề như các chi tiết dạng trục (trơn, bậc, ren…), dạng bạc, dạng hộp, dạng càng cũng như các chi tiết phức tạp như Bánh răng, Bánh vít, trục vít…; Khuôn, gá với độ chính xác tới cấp 5-7, Độ bóng tới cấp 6 - 8.
- Tính toán thiết kế được đồ gá, lập được qui trình công nghệ gia công các sản phẩm thông thường của nghề.
- Có khả năng làm việc độc lập, Tổ chức làm việc theo nhóm; Xử lý được các tình huống kỹ thuật tương đối phức tạp phát sinh trong thực tế nghề nghiệp.
- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp; có khả năng hướng dẫn thợ có trình độ thấp hơn và có thể học tập lên trình độ cao hơn.
- Khi ra trường có thể làm việc tại các Công ty, Nhà máy trong nước, Liên doanh hoặc nước ngoài có các trang thiết bị máy cắt kim loại hoặc thiết bị cơ khí.
Trung tâm CNC
Sinh viên thực hành tại Xưởng tiện
2. Nghề Hàn
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề , Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề có trình độ đạt chuẩn quốc gia,tiếp cận khu vực. Sau khi học xong người học có khả năng:
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản về chuyên ngành Hàn: Bản chất của quá trình Hàn, biến dạng, kỹ thuật Hàn, đồ gá Hàn , thiết kế qui trình công nghệ Hàn … phục vụ vào quá trình làm việc.
- Đọc và vẽ được các bản vẽ (BV) chuyên ngành: BV chi tiết, BV lắp, BV công nghệ… theo phươg pháp A hoặc E.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm cơ bản của nghề: Thước, dưỡng .. và máy đo khuyết tật bằng siêu âm.
- Sử dụng được các máy như: Máy Hàn điện Hồ quang tay, máy hàn điểm, Máy hàn TIG, MIG, MAG, Máy cắt … thông thường cũng như các Máy công nghệ cao như: Máy Hàn tự động dưới lớp thuốc, Máy cắt CNC- Plastma, Robot hàn…
- Hàn được các loại mối hàn (giáp mối, chồng, góc, chữ T). Hàn được các mối hàn ở các vị trí hàn 1F ÷ 4F, 1G ÷ 6G;
- Hàn được các sản phẩm đặc trưng của nghề như các chi tiết dạng tấm, khung, kết cấu, ống, bình chứa và các chi tiết có yêu cầu kỹ thuật cao như Ống, Bình chịu áp lực với các loại vật liệu như Gang, thép, Thép không gỉ, kim loại màu.
- Tính toán được kết cấu Hàn , lập được qui trình công nghệ khi gia công các sản phẩm của nghề.
- Có khả năng làm việc độc lập; Tổ chức làm việc theo nhóm; xử lý được các tình huống kỹ thuật tương đối phức tạp phát sinh trong nghề nghiệp.
- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp; có khả năng hướng dẫn thợ có trình độ thấp hơn và có thể học tập lên trình độ cao hơn.
- Khi ra trường có thể làm việc tại các Công ty, Nhà máy trong nước, Liên doanh hoặc nước ngoài có các trang thiết bị nghề hàn hoặc thiết bị cơ khí.
Sinh viên thực hành tại Xưởng Hàn
3. Nghề chế tạo khuôn mẫu
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với 3 cấp trình độ Cao đẳng nghề,Trung cấp nghề và SCN - nghề chế tạo khuôn mẫu có trình độ đạt chuẩn quốc gia, tiếp cận trình độ Asean. Sau khi học xong người học có khả năng:
- Nghề chế tạo khuôn mẫu là nghề sử dụng các loại dụng cụ, thiết bị cơ khí : Máy Tiện, phay, bào, mài, khoan cần, máy khoan tay, máy mài tay, máy đánh bóng cầm tay; Máy công cụ điều khiển số : Tiện- phay CNC, trung tâm gia công CNC, máy xung, máy cắt dây; Với các phần mềm CAD, CAM, CNC chuyên dụng.), phần mềm điều khiển số để chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hiệu chỉnh, bảo dưỡng các loại khuôn mẫu kim loại như Khuôn dập, khuôn nhựa, khuôn đúc áp lực.
- Ngoài ra còn có thể sử dụng được các máy khác : Máy lắp ráp khuôn, dập, đúc áp lực, máy phun- ép - đùn nhựa, máy ép cao su cũng như các dụng cụ đo kiểm : Panme, thước cặp; thước đo góc, thước kiểm, dưỡng kiểm, căn mẫu, dụng cụ đo quang học, máy đo tọa độ 2D, 3D, máy đo biên dạng, máy đo độ nhám, máy đo độ cứng, máy quét … để thử nghiệm và kiểm tra khuôn.
- Có khả năng tính toán, thiết kế được kết cấu của một số loại khuôn đơn giản.
- Có khả năng làm việc độc lập; Tổ chức làm việc theo nhóm; xử lý được các tình huống kỹ thuật tương đối phức tạp phát sinh trong nghề nghiệp.
- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp; có khả năng hướng dẫn thợ có trình độ thấp hơn và có thể học tập lên trình độ cao hơn.
Khi ra trường có thể làm việc tại các Công ty, Nhà máy trong nước, Liên doanh với nước ngoài … có các trang thiết bị nghề Chế tạo khuôn mẫu (Lương 5-15 triệu)
Thông tin liên hệ:
KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO - TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
Trưởng khoa: Lê Văn Thắm
Địa chỉ: Tổ 27 - Thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: (84)-4.38820141 - Fax: (84)-4.38820306
Đi động: 0912 063 692
Website: www.httc.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/truongcaodangkythuatcongnghe