1. Tên nghề: Điện tử công nghiệp
(1). Mô tả nghề
Nghề “Điện tử công nghiệp” là nghề chuyên thực hiện quá trình thiết kế, xử lý và lắp đặt các mạch: điện tử công nghiệp, khí cụ điện, mạch đo lường điện tử, mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle-khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng PLC, thiết bị kỹ thuật xung-số.
Nghề “Điện tử công nghiệp” là nghề bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa các thiết bị hệ thống điện tử trong sản xuất công nghiệp, các mạch điện tử cơ bản, bộ điều khiển dùng Rơle - khởi động từ, bộ điều khiển dùng linh kiện điện tử, bộ điều khiển dùng PLC, mạch kỹ thuật xung - số, mạch ứng dụng kỹ thuật cảm biến, bộ điều khiển dùng vi xử lý và IC chuyên dụng.
Sinh viên trên giờ thực hành
(2). Các vị trí làm việc của nghề
Người làm nghề “Điện tử công nghiệp” thường được bố trí làm việc ở các nhà máy hoặc phân xưởng, các công ty, doanh nghiệp điện điện tử. Làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.
(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người làm nghề “Điện tử công nghiệp” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Lắp ráp, vận hành các thiết bị điện tử trong xí nghiệp và dây chuyền công nghiệp; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các mạch điện tử cơ bản; lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng các khí cụ điện hạ thế; lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng các bộ điều khiển; lắp đặt và bảo trì các mạch xung - số; lắp đặt và sửa chữa các vi mạch số và IC thông dụng; phân tích, lắp ráp các bộ biến đổi công suất; lắp đặt các hệ thống đo lường điện tử; lắp đặt các tủ điều khiển thiết bị công nghiệp, các thiết bị và hệ thống bảo vệ, các bảng mạch điện tử công nghiệp; kiểm tra sửa chữa được các hư hỏng trên thiết bị điện tử công nghiệp; thay thế tương đương, linh kiện, mạch điện hư hỏng đơn giản trên thiết bị điện tử công nghiệp; hiệu chỉnh được các thông số kỹ thuật của mạch điện; xử lý một số tình huống phát sinh trong quá trình làm việc của thiết bị; lập trình đơn giản các phần mềm khi có sự cố; kết nối mạch điện đúng theo sơ đồ nguyên lý; chống ẩm và rò điện tốt cho thiết bị; vận hành chạy thử toàn bộ mạch điện; thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an toàn điện và vệ sinh công nghiệp
2. Tên nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí.
(1). Mô tả nghề
Nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” là nghề chuyên lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh và điều hòa không khí như: Hệ thống máy lạnh trong các kho lạnh, hệ thống máy lạnh thương nghiệp, máy kem, máy đá, tủ lạnh; hệ thống điều hòa không khí trung tâm, điều hòa không khí cục bộ... đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất, an toàn.
Sinh viên thực hành trên các thiết bị mới nhất trên thị trường
(2). Các vị trí làm việc của nghề
Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” thường được bố trí làm việc ở các cơ sở, các công ty dịch vụ chuyên ngành, siêu thị, các nhà máy bia, nhà máy chế biến sữa, nhà máy bảo quản thủy hải sản; các nhà máy chế tạo thiết bị máy lạnh, điều hòa không khí, các công ty, tập đoàn thi công lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí;
(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người làm nghề “Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thực hiện công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh công nghiệp; lắp đặt hệ thống máy lạnh thương nghiệp; lắp đặt hệ thống điều hoà không khí trung tâm; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí cục bộ; vận hành hệ thống máy lạnh; vận hành hệ thống điều hoà không khí trung tâm; bảo trì - bảo dưỡng hệ thống lạnh; sửa chữa hệ thống lạnh; nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tổ chức lao động; giao tiếp với khách hàng
3. Tên nghề: Cơ điện tử.
(1). Mô tả nghề
Nghề “Cơ điện tử” là một nghề tích hợp các lĩnh vực cơ khí, điện - điện tử, thủy khí, kỹ thuật máy tính. Nghề Cơ điện tử thực hiện các công việc thiết kế, lắp ráp, kết nối, bảo trì và các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm cơ điện tử và các hệ thống thiết bị tự động hóa.
Giảng viên hướng dẫn sinh viên trong giờ thực hành
(2). Các vị trí làm việc của nghề
Người làm nghề “Cơ điện tử” có thể làm việc tại các vị trí khác nhau trong: các nhà máy chế tạo, lắp ráp sản phẩm cơ điện tử; các dây chuyền sản xuất tự động; các doanh nghiệp làm dịch vụ sửa chữa và bảo trì sản phẩm cơ điện tử; các doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện tử; bộ phận chăm sóc khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ cơ điện tử.
(3). Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người làm nghề “Cơ điện tử” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thiết kế hệ thống cơ điện tử; phân tích cấu trúc và hoạt động của hệ thống cơ điện tử; lắp ráp, vận hành và bảo trì các hệ thống thiết bịcơ khí, điện - điện tử, thủy lực - khí nén, các hệ thống tự động hóa sử dụng các bộ điều khiển; lắp đặt, vận hành các thiết bị và hệ thống tự động; xử lý các sự cố của hệ thống thiết bị cơ điện tử; tổ chức sản xuất theo nhóm, bồi dưỡng thợ bậc thấp.
Thông tin liên hệ:
KHOA ĐIỆN TỬ - ĐIỆN LẠNH - TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
Trưởng khoa: Chu Đức Khoan
Địa chỉ: Tổ 27 - Thị trấn Đông Anh, Hà Nội
Điện thoại: (84)-4.38820141 - Fax: (84)-4.38820306
Đi động: 0914 375 168
Website: www.httc.edu.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/truongcaodangkythuatcongnghe